Qua bài viết: "Hướng dẫn sửa mainboard" nhiều bạn thắc mắc "làm sao nhận biết mạch cấp nguồn cho CPU trên mainboard và mạch này vận hành như thế nào, các lỗi thường gặp..."
1. Cách bố trí mạch trên mainboard:
Nguồn điện chính cấp cho main gồm +5 và +12 vôn. Tuy nhiên CPU thì chỉ sử dụng mức nguồn khoảng hơn 1 vôn mà thôi. Vì vậy trên mainboard sẽ có một mạch ổn áp tạo nguồn chuẩn đúng với yêu cầu của CPU. Mạch này dễ thấy bằng cách bố trí các link kiện bao gồm 2, 3 hay 4 cuộn dây 2 hay 3 mosfet ứng với mỗi cuộn dây và vô số tụ hóa xung quanh socket cắm CPU.
Ở mạch này, khi ta chưa cắm CPU vào socket thì sẽ không có nguồn (nếu có là mạch bị lỗi). Khi ta cắm CPU vào thì mạch tự động cấp đúng nguồn mà CPU cần. Để đo kiểm tra nguồn cấp cho CPU ta đo tại chân các cuộc dây. Lưu ý trong các cuộc dây trên có 1 cuộn lọc ngõ vào sẽ có mứa áp 12V các cuộn lọc ngõ ra mới chính là nguồn cấp cho CPU.
2. Sơ đồ nguyên lý của mạch:
- Các mạch trên, sử dụng 1 IC một để điều xung và 0, 1, 2 hoặc 3 IC để driver cho các mosfet họat động. Vcore chính là nguồn cấp cho CPU.
3. Datasheet của một số IC điều xung cấp nguồn cho CPU:
- ADP3180
- ADP3181
- ADP3188
- ADP3163
- FAN5019
- FAN5090
- ISL6316
- ISL6556
- ISL6561
- ISL6566
- ISL6566
4. Các lỗi thường gặp:
- Chạm các mosfet dẵn đến mất nguồn CPU. Nặng sẽ gây hư cả bộ cấp nguồn. Dễ thấy các mosfet này sẽ nóng rất mau sau khi mở máy chừng vài phút. Hoặc có thể đo nguội bằng cách tháo 2 chân G và S ra khỏi mainboard.
- Chết các IC giao động, điều xung, driver. Lỗi này rất thường xảy ra và chỉ có cách thay mà thôi.
-Các tụ lọc nguồn bị phù hoặc khô gây ra tình trạng kén CPU. Cẩn thận khi thay thế các tụ. Nên thay các tụ có trị số từ bằng đến lớn hơn và phải giống nhau cho các tụ lọc ngõ ra CPU.
Bài viết tếp theo: "Mạch cấp nguồn RAM trên mainboard"
Bài viết có lưu tại http://lqv77.tk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét